Đang truy cập :
10
Tổng lượt truy cập : 676138
Nghề nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng phát triển rất mạnh ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu long. Toàn vùng (8 tỉnh ven biển: Long an, Tiền giang, Bến tre, Trà Vinh, Sóc trăng, Bạc Liêu, Cà mau, Kiên Giang) có diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 639.000ha ( 2009 chiếm 85% diện tích nuối của cả nước) trong đó diện tích nuôi tôm sú (Penaeu monodon) là chủ yếu, tôm thẻ chân trắng(Penaeus venamei) chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ khoảng 3.516ha (2009). Sản lượng tôm nuôi năm 2009 đạt 308.000 tấn (cả nước), chiếm 83% sản lượng
tôm nuôi cả nước.
Các tỉnh có diện tích nuôi nhiều như Cà Mau: 248.000ha; Bạc liêu: 125.000ha; Kiên giang: 90.000ha; Sóc Trăng: 47.000ha; Bến Tre: 36.000ha; Trà Vinh: 56.000ha…
B. TÌNH HÌNH VỀ SỬ DỤNG VI SINH TẠI VIỆT NAM
Các chế phẩm vi sinh sử dụng không thể biết hết được, năm 2005 chúng tôi có kiểm tra qua hàng nhập có 56 thương hiệu, cho tới nay 2010 theo tôi có ít nhất 100 thương hiệu, của hơn 50 công ty đang bán trên thị trường, hiện chưa có một thống kê nào cho
biết cụ thể.
Vi sinh là sản phẩm không thể thiếu đươc trong nuôi tôm, cá phục vục cho xuất khẩu hiện nay ở Việt Nam. Sản phẩm nào cho chất lượng tốt ổn định, sử dụng có hiệu quả và có tiếp thị tốt thì vẫn tiêu thụ tốt tại Việt nam. Các sản phẩm vi sinh hiện nay chất lượng chưa ổn định do sản xuất trong nước và Nhập nguyên liệu thành phẩm từ nước ngoài vệ Việt Nam đóng gói, do đó nếu người bán hàng không có lương tâm thì bị pha trộn và chất lượng
giảm, sản phẩm quảng cáo thử nghiệm thường tốt hơn sản phẩm bán sau đó.
Xu thế trong các năm tới diện tích nuôi tôm chân trắng sẽ tăng dần theo thời gian, do năng suất nuôi cao > 10tấn/ha/vụ/ 3-4 tháng, nên lượng vi sinh sử dụng nhiều.
Tác giả bài viết: Huỳnh Tiến Văn
Nguồn tin: Energy Nature Vi Na,.Jsc