Đang truy cập :
1
Tổng lượt truy cập : 663573
Tuy nhiên, cuộc sống học tập ở môi trường mới sẽ như thế nào, nhất là với một đất nước phồn hoa, hiện đại và có nhịp sống nhanh đến chóng mặt như Nhật Bản sẽ không thể không khiến bạn khỏ hồi hộp, lo lắng, nên chuẩn bị những gì, chuẩn bị ra sao cho chuyến đi quan trọng này. Những kiến thức về cuộc sống và xã hội sẽ là những hành trang quý báu sẽ theo bạn trong những ngày đầu tiên đặt chân tới Nhật Bản.
Đồng iền của Nhật Bản là đồng Yên,hiện tại yên gồm cả hình thức tiền kim loai (6 loại) lẫn tiền giấy (4 loại). Các loại tiền kim loại gồm đồng 1 yên, đồng 5 yên, đồng 10 yên, đồng 50 yên, đồng 100 yên và đồng 500 yên. Các loại tiền giấy gồm tờ 1000 yên, tờ 2000 yên, tờ 5000 yên và tờ 10.000 yên trong đó tờ 2000 yên (được phát hành vào năm 2000) với số lượng rất ít nên chúng ta ít thấy xuất hiện trong ác giao dịch bình thường.
Tiền kim lọai (tiền xu) không thể thiếu trong cuộc sống của người Nhật vì nó gắn liền với hệ thống máy bán hàng tự động & cả trong giao thông cộng và cuộc sống thường nhật. Bạn có thể dễ dàng mua thức uống, thức ăn, gọi điện thoại hay đi tàu điện ngầm bằng tiền xu hầu hết ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ nước Nhật. Khi bạn đi vào siêu thị hoặc các trung tâm thương mại, nhà ga … và thậm chí trên xe bus đều có thể tìm thấy các máy đổi tiền lẻ tự động
Hầu hết các trung tâm thương mại và khu mua sắm ở Nhật chỉ sử dụng tiền Yên và không sử dụng một ngọai tệ nào khác trừ một số ít cửa hàng chuyên bán hàng cho người nước ngòai.
Tuy nhiên, Nhật Bản lại là một trong những nước đắt đỏ nhất thế giới, trong đó có thủ đô Tokyo. Dưới đây là giá cả của một số mặt hành thiết yếu, theo thống kê của chính phủ:
Việc chi tiêu hàng ngày của các bạn du học sinh ngoài tiền học ra còn rất nhiều các khoản chi tiêu khác. Nếu không ở KTX, các bạn có thể tiết kiệm bằng cách cùng thuê trọ và nấu ăn chung, sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí đó!
2. Việc làm thêm
Theo điều tra của JASSCO có khoảng 76% du học sinh đi làm thêm. Công việc phổ biến nhất của các bạn là phụ việc trong nhà hàng, bán hàng, gia sư, công tác nghiên cứu, lễ tân khách sạn, nhặt bong. Tiền lương của các bạn nhận được còn tùy vào vùng mà các bạn làm việc. Ví dụ phục vụ trong nhà hàng mỗi giờ được 800 yên đến 1200 yên, nếu làm 28 tiếng 1 tuần được 22.400 yên đến 33.600 yên. Sau khi được Cục nhập cảnh địa phương gần nhất cho phép thì du học sinh mới được phép đi làm thêm theo các điều kiện sau đây:
Kể từ ngày 9/7/2012, học sinh có thể xin phép các hoạt động ngoài tư cách tại các cảng hàng không có thể cấp “Thẻ cư trú” khi xuống sân bay (các cảng hàng không Narita, Haneda,Chyubu,Kansai)
Lưu ý: nếu du học sinh không có giấy phép, làm quá giờ cho phép, làm công việc không phù hợp với nội dung cho phép thì sẽ bị phạt hoặc trục xuất về nước.
Lời khuyên của các sinh viên khóa trước:
Làm thêm là công việc bình thường trong xã hội Nhật Bản. Thông qua công việc bạn học được những nguyên tắc và tập quán của người Nhật. Tuy nhiên có những du học sinh vì đi làm thêm mà bỏ bê việc học, thiếu giờ lên lớp, không gia hạn được Visa và phải trở về nước. Các bạn cũng đừng nên quên rằng nhiệm vụ của chúng ta đến nước Nhật là để học chứ không phải để đi làm.
Tác giả bài viết: Huỳnh Tiến Văn
Nguồn tin: Theo số liệu điều tra của JASSCO -st
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn